Hoàng Diệu Sóc Trăng - Ban Liên Lạc Cựu Học Sinh
NGƯỜI THẦY KHÔNG ĐỨNG LỚP
Tôi chưa biết mình nên ngồi vào bàn nào. Đứng lửng thửng, xớ rớ giữa phòng, chung quanh lắm cặp mắt ngó mình thì dị quá. Bối rối. Chờ đợi như lúc nhỏ chờ người lớn ai đó chọn giùm để mình khỏi một quyết định khó cân phân. Cũng hơi lâu. Thôi thì tự lo vậy, ai cũng bận bịu bạn bè, cũng tíu tít tay bắt mặt mừng người quen có khi vài ba năm mới gặp lại. Ai cũng lo chào người mới đến, gần như quên hết hoạt cảnh chung quanh. Tôi liếc mau một vòng. Bàn giáo sư thì nghiêm chỉnh phát sợ, thầy cô đều trên dưới bảy mươi, lại chỉ có độ một phần ba là quen mặt, chắc khó nói chuyện cho thuận tai thuận miệng. Bàn học trò thì chắc chắn vui hơn, trẻ trung, có bàn mình quen biết hầu hết. Tôi ngồi xuống một bàn khi thấy vài nụ cười chào đón quen quen, bàn của các Nứng. Như vậy dễ xử cho ban tổ chức, dễ cho mình khỏi lấn cấn.
THÁNG NĂM HẸN HÒ Đã qua rồi cái tuổi náo nức đợi chờ ngóng trông của thời mới lớn, bây giờ tóc ai cũng pha muối pha tiêu, vậy mà mỗi lần chuẩn bị cho cái ngày họp mặt trường xưa vẫn thấy lòng nôn nao như ngày nào vào lớp khai giảng năm học mới… Đại hội năm nay mang chủ đề “Hội ngộ thầy trò Ba Xuyên”, mời gọi tất cả cựu giáo sư và học sinh tại các trường trung học trong tỉnh Sóc Trăng, hiện đang sinh sống tại hải ngoại, chính xác hơn là thuộc vùng California và các tiểu bang rải rác trên nước Mỹ, nhưng đặc biệt lần này có một cô ở Canada và một trò ở tận bên Pháp bay qua tham dự họp mặt. Đó là niềm vui lớn và đầy ý nghĩa cho một chuyến trở về. Vâng, trở về cái nơi mà mình đã sống một thời còn trẻ. Trường xưa, thầy cũ, bạn bè thân thiết và những kỷ niệm êm đềm.
ĐÔNG DU TÂY HỘI Như mọi năm, cứ tháng ba tôi lại tới Boston ở đông bắc Hoa Kỳ, hòa mình trong làn sóng người từ năm châu trong Hội chợ thủy sản quốc tế lớn nhất thế giới diễn ra ở đây. Năm nay, tuy kinh tế thế giới còn khó khăn, tuy việc tiêu thụ thủy sản còn nhiều diễn biến không tốt, nhưng số người có mặt ở Hội chợ tăng mạnh so năm rồi. Vậy là có suy luận nhiều người rán tới để … nghe ngóng tình hình, có nhiều người tới là do đánh giá thực phẩm là nhu cầu không thể thiếu nên vẫn có sự tự tin vào triển vọng công việc… Tuy nhiên suy diễn lạc quan được chú ý hơn, là kinh tế Mỹ có dấu hiệu hồi phục. Nếu đúng vậy, đồng tiền bỏ ra của tôi không đáng tiếc.
|
HỘI NGỘ LONG KHÁNH Đang trên đường đón con đi học về thì cell phone của Hai Lúa đã reng liên tục. Do đoạn đường này phú lít hay chận phạt các tài xế vừa lái xe vừa nói chuyện điện thoại nên Hai Lúa cứ thản nhiên lái xe chớ không trả lời phone. Vừa về tới nhà thì Hai Lúa đã được nghe thím Hai càm ràm :"Bác Thoại già gọi khẩn cấp mấy lần mà sao bác Hai Lúa không chịu nhấc phone?" Hai Lúa hoảng hồn gọi ngay cho Thoại để hỏi thăm xem có chuyện quan trọng gì không vì ba của Thoại đang bị đau nặng. Thoại trả lời vắn tắt: "Thì có chuyện khẩn cấp mới gọi tìm ông và Phúc đây." Hai Lúa hỏi thăm dồn dập: "Ba Thoại vẫn bình an chứ?"
NHẬT KÝ: HÈ XUỐNG BIỂN LÊN NON Má con Trần Thị Hai, cựu học sinh Hoàng Diệu khóa 68-75, từ Cali về thăm quê hương xứ sở Sóc Trăng nhằm hè. Các bạn quê nhà có dịp cùng bạn cũ cùng thời rong chơi hè thư giản và tìm lại kỷ niệm ngày xưa thân ái. Tôi ghi lại nhật ký chuyến đi này để mai thỉnh thoảng đọc lại, nhớ lại những phút giây vui vẻ những ngày qua, được thêm ít nhiều tiếng cười dẫu là tiếng cười thầm nhưng cũng làm chúng ta thêm chút ấm cúng tuổi về chiều.
|
Các bài viết khác...