Hoàng Diệu Sóc Trăng - Ban Liên Lạc Cựu Học Sinh
VÁN BÀI NGHI NGỜ
"Mình không thể bỏ phòng đi được." Shiozawa hiểu rõ rằng tới chừng nào có người đến thay phiên trông coi người bệnh thì anh mới được bỏ đi.
Cha anh đương ngủ, tiếng ngáy vang dội khắp phòng bệnh. Ba hôm trước, sau ngày sinh nhật thứ bảy mươi bảy chẳng bao lâu, ông bị đột quỵ do xuất huyết não nên hôn mê từ đó. Đây là cơn đột quỵ lần thứ hai. Anh vừa được bác sĩ cho biết bệnh tình của cha mình khó qua khỏi, cần chuẩn bị cho tình trạng xấu nhất. Tim ông tuy còn khỏe nhưng giây phút nguy kịch có thể là đêm nay hay rạng sáng mai. Vợ anh sốt ruột chờ anh đi làm về đến thay thế trông coi người bệnh, nàng đã đi ngay về nhà lo chuẩn bị đồ tang và tang lễ.
TRƯỜNG THPT HOÀNG DIỆU NGÀY NAY Kể từ ngày kỷ niệm 50 năm khai giảng khoá đầu tiên đến nay trường THPT Hoàng Diệu đã có sự vươn mình khởi sắc từng ngày của ngôi trường đã có bề dày lịch sử trên 55 năm. Dưới mái trường Hoàng Diệu là sự tiếp nối truyền thống dạy tốt học tốt của các thế hệ thầy - trò nhà trường. Cán bộ quản lý nhà trường là những nhà giáo có tâm, có tài. Đội ngũ giáo viên của nhà trường là một tập thể sư phạm có trình độ đúng chuẩn qui định, có tinh thần đoàn kết, tinh thần trách nhiệm và giàu lòng yêu thương học sinh. Nhiều thầy cô có năng lực chuyên môn giỏi, tâm huyết với nghề, thật sự là tấm gương cho học sinh noi theo. Học sinh của trường chăm ngoan hiếu học, nhiều em có hoàn cảnh khó khăn nhưng vẫn vượt khó, theo đuổi ước mơ, hoài bảo của mình bằng sự nỗ lực học tập. Kết quả giáo dục, tỷ lệ học sinh được lên lớp, học sinh khá giỏi, học sinh đỗ tốt nghiệp, học sinh thi đỗ đại học cao đẳng năm sau cao hơn năm trước.
ĐÔI ĐIỀU THÚ VỊ VỀ MỘT BAN LIÊN LẠC CỰU HỌC SINH Sau khi học xong chương trình trung học, các cựu học sinh Hoàng Diệu rời trường và tìm cách tiếp tục việc học ở bậc cao hơn, và số lên Sài Gòn tiếp tục học tập không ít. Bên cạnh đó nhiều cựu học sinh đã đi làm trên đó hoặc lên Sài Gòn sinh sống cũng từng bước có cơ hội gặp gỡ nhau. Những buổi hò hẹn gặp mặt để tâm sự, nhắc lại những kỷ niệm thời còn ngồi dưới mái trường Hoàng Diệu ở quê nhà… Tình đồng hương, đồng môn xa xứ càng dễ gần gũi nhau. Từ những đồng cảm trong suy nghĩ dễ đưa đến những ý tưởng mới mẻ hơn. Các nhóm cựu học sinh này đã hợp nhất nhau… Ba nhóm cựu học sinh chủ chốt hình thành nên Ban liên lạc cựu học sinh Hoàng Diệu trên Sài Gòn sau này, có thể kể ra là nhóm Nguyễn Thanh Đoàn, Lý Tường Vân, Phan Phước Điền, Trần Phi Long, Quách Thu Khung...;
|
ĐÔI ĐIỀU VỀ LỊCH SỬ TRƯỜNG TRUNG HỌC HOÀNG DIỆU Tôi là cựu học sinh (CHS) niên khóa 1967-1974, năm 2003 con tôi cũng bắt đầu vào học tại trường nên tôi tham gia vào Ban chấp hành Hội phụ huynh học sinh, do đó thường tiếp xúc với các phụ huynh mà đa số là CHS của trường. Đến năm 2005, tôi tình cờ đọc bản lịch sử nhà trường đăng trên nội san, trong đó nêu rõ trường Hoàng Diệu thành lập vào năm 1949. Sau khi trao đổi với các anh chị CHS kỳ cựu và vài cô thầy cũ thì hầu hết không đồng tình với bản lịch sử trên. Từ năm 2006 đến nay, tôi bắt đầu sưu tầm từ nhiều nguồn thông tin khác nhau, trong đó có cả thông tin do các thầy cô và các CHS lớn tuổi khác như thầy Võ Văn Thiên, thầy Lý Ngọc Hiếu, cô Dương Quý Lang, anh Thái Văn Hợp, anh Lưu Quốc Bình, chị Lâm Mỹ Ngọc, chị Mạch Thị Hía, thầy Diệp Thanh Tứ (giám thị đầu tiên của trường bán công PHHS)
NHỮNG MÁI TRƯỜNG TRONG TRÍ NHỚ Những ngày cuối tháng 07/2012 này, thấy con cháu và những người chung quanh bận rộn với việc chọn trường, lớp, thầy cô, tôi chợt nhớ ngày xưa đi học sao mà cực quá. Bây giờ chắc các bạn trẻ không thể hiểu được 5 năm tiểu học lứa tuổi tôi phải chuyển trường 5 lần, dù chúng tôi ở tại chợ Sóc Trăng, chủ yếu là do thiếu trường lớp, thiếu thầy cô giáo và trường nam trường nữ riêng. Tôi bắt đầu đi học niên khóa 1951-1952 vào lớp 5 (tức lớp 1 bây giờ) với cô Sáu. Đến nay tôi cũng chưa từng biết nguyên họ tên của cô, chỉ nhớ cô có dáng người hơi mập mạp không cao, da hơi sậm, bới tóc, nụ cười có lúm đồng tiền, hầu như không đánh học trò dù khi dạy luôn có cây thước trong tay.
|