Get Adobe Flash player
                                             >> Mời quí Cô Thầy và đồng môn Hoàng Diệu góp bài mọi thể loại cho web: hoangdieusoctrang.com. Thơ từ, bài viết gởi Ban biên tập theo địa chỉ hoangminhly201@gmail.com. Xin cám ơn.


                                                                      NỨNG VỀ


Chủ nhật rồi, nhà văn  Nguyễn Văn Sâm và người đẹp Ngọc Ánh, đồng môn Hoàng Diệu từ Mỹ về quê vợ; đội nắng  theo các bạn vợ về quê tôi để biết xứ nước mặn đồng chua cỏ cháy và thư giản cuối tuần. Theo từ ngữ địa phương, tôi gọi lão nhà văn chuyên viết về sông nước lục tỉnh thời năm nẳm nào này là nứng!

Đồng chua cỏ cháy ngày xưa nay đầy nước mặn để nứng có dịp cởi trần ngao du trên cánh đồng nuôi tôm lộng gió, xách thùng theo bạn chài kiếm cá tép kho lạt, nấu canh chua.

Nứng có dịp cười khà khà khi lần đầu được cảm giác đi câu quê có cá cắn câu, cảm giác nặng cần câu khi dây câu căng vì dính con cá trong cái ao là hố bom, dấu tích chiến tranh hiếm hoi còn sót lại. Có bạn nói coi con cá nứng câu dính chắc bị…mù! Mà con cá khá lớn mới lạ.

Nứng có dịp ăn cá đối kho lạt giằm trái giác, với hương vị chua chua thanh thanh không lẫn vào đâu được cộng với thịt bụng cá đối béo mềm ngon ngọt không ai dám chê. Nứng có dịp tát canh chua me nấu bằng cá chẻm vừa bắt với chuối cây và bắp chuối, cũng chỉ có ở vùng quê. Nhấm nháp một chút nước mắt quê hương cay xè mắt mũi họng, để còn nhớ hoài. Rồi sau đó mỗi người tìm một góc nhà nằm nghe gió lộng mát cả quần trong mà thả hồn hồi tưởng về tuổi thơ, về những kỷ niệm đẹp, về những ngày xưa thân ái hay nhớ về những mối tình đơn phương, tình l nào đó của mình!

Nứng có dịp đi dọc đường quê, có dịp ăn cà rem múc xe bán dạo, có dịp bóp bóp và mút mút hết hai trái vú sửa, có dịp cắn trái me keo nhỏ xíu bẻ ở cái cây nhỏ bên đường, tìm chút hương vị tuổi học trò; có dịp biết thế nào là rặng trâm bầu. Cây trâm bầu khá nổi tiếng khiến có nhạc sĩ chưa biết gì về cây này cũng sáng tác ra bài hát! Từ bài hát thêm nhiều người ở chợ biết thêm về cái cây dân dã, giản dị này. Trái trâm bầu có tác dụng xổ lãi, còn cây trâm bầu có sức sống thực sự mãnh liệt tôi từng…chứng kiến. Sau 1975 nhà tôi từ chợ Sóc Trăng về lại nơi này. Cây cối um tùm. Phải đốn biết bao gốc trâm bầu để đắp cái nền nhà. Nhổ gốc trâm bầu rất cực, phải đào nhiều đất. Sau khi chặt hết nhánh, anh em tôi lấp đất lên một số gốc trâm bầu để mau có cái nền nhà. Nền đất sét ẩm được chèn rất chặt. Nhà được dựng lên, giường được ráp để ngủ. Bng thời gian sau, có cây đâm từ dưới giường lên len qua mấy thanh vạt giường. Bởi giường ngay trên đám trâm bầu chưa lấy gốc. Sau này phải dọn giường, đào đất lấy gốc mới hết cảnh dở cười này. Vui vẻ và cảm hứng, nứng đã tặng bà xã mình quà 8/3 bằng cái hoa trái vô cùng mộc mạc mà có sức sống vô cùng mãnh liệt đó. Tình cờ trên chùm hoa trái còn đan nhiều dây tơ hồng nữa.

Nứng đã thả chìm tâm hồn mình trên vỏ lãi, trong dòng nước đục ngầu phù sa để ít nhiều biết thêm hoàn cảnh miền quê miền Tây, thêm vốn sống cho sự nghiệp văn chương đã và đang gầy dựng. Nứng đã thấy sự thay đổi ở vùng quê sâu, giờ có lộ xi măng, dây điện, nhà tường ... . Sự thay đổi này là tất yếu của cuộc sống. Nhưng liền đó còn nhiều cái chưa để hài lòng như cầu khỉ, như rác nhiều trên sông, như môi trường đang bị tàn phá, như vùng quê đang dần đánh mất một cái gì đó hết sức sâu xa, êm đềm trong tiềm thức.

Sáng nay, chia tay nứng ở quán cà phê, nứng về lại nơi nứng đã ra đi. Thật ra nứng còn nhận được nhiều cảm xúc hơn. Mấy hôm trước các bạn đã đưa nứng đã lên xứ nước ngọt Kế Sách, thăm vườn cây ăn trái bạt ngàn. Dọc đường, những vườn xoài trái treo lủng lng, tòn ten, lắc lư theo gió coi cũng lạ mắt lắm. Vú sa cũng đang mùa, trái chín bóng lưỡng gợi cảm trong nắng trưa. Cả bọn đi dưới những tàn măng cụt cỗi với bóng mát phủ kín cả khu vườn. Và cảm xúc tới rất là mới mẻ kế thừa từ cái cũ. Xưa ông bà mình có mâm ngũ quả mãng CẦU, SUNG, DỪA, đu ĐỦ, XOÀI. Có l xưa cuộc sống quá khó, ông bà mình không dám đòi hỏi nhiều, chỉ mong sung túc vừa đủ xài mà thôi. Bây giờ cuộc sống hối hả, nhu cầu phong phú và cũng tiêu tốn nhiều hơn. Biết bao nhiêu là đủ. Nên mâm ngũ quả trên không còn là hợp l lắm. Tôi còn nhớ có lần một bạn bắt lỗi tôi vì Tết tới tôi gởi thiệp hình ngũ quả đó, bạn nói phải DƯ chớ không phải đủ. Mà quê mình chưa có trái…DƯ! Mâm mới hiện đại hơn là MĂNG cụt, VÚ sa, DỪA, đu ĐỦ, SUNG.  Dĩ nhiên, ngũ quả này cũng rất phổ biến, dễ tìm. Mâm này chắc thu hút giới trẻ hơn chú ý về tập quán người đi trước! Mâm ngủ quả này chắc sẽ đi vào kho văn chương trong bụng nứng, cái vốn nhỏ để nứng viết chuyện…lượm lặt trong vườn hoặc trong  chuyện nay tích lạ. Xứ vườn, nứng tát lẫu mắm đầy bản sắc ẩm thực quê nhà, đượm đà hương lẫn vị, với đủ thứ món tươi rói như tôm cá ốc thịt, với biết bao loại rau chỉ có ở nơi này. Để tiếp tục theo bạn bẻ dừa bẻ bưởi đem về làm quà.

Chiều qua, nứng cũng có dịp ghé vườn me ngọt thong dong dưới những đường me khá thơ mộng để bẻ…ổi, bẻ đu đủ, uống nước dừa dứa, vun mạnh tay đánh với chủ vườn trong bàn bài tiến lên. Me ngọt nứng cũng đã cảm mùi trước đó.

Nứng đã nhận nhiều sự ân cần từ những người nhiều năm trước là xa lạ. Những cảm xúc từ tình người, từ quang cảnh, sản vật địa phương. Chắc nứng có phần được ưu ái. Sự ưu ái, nếu có chút nào đó, cũng chỉ là điều bình thường. Là nhà văn, nứng cần vốn sống hơn và trãi nghiệm thực tế quê nhà là cần thiết. Điều tâm tình là mong đó đều là cái thực lòng với nhau, có hậu và đầy sự vui tươi thoải mái đến sau này.

THƠ KÝ LỰC (3.2009)

Liên kết web

Đăng nhập



Đang online
Hiện có 8 khách Trực tuyến
Trang liên kết
Tư liệu lịch sử

Đang cập nhật