Get Adobe Flash player
                                             >> Mời quí Cô Thầy và đồng môn Hoàng Diệu góp bài mọi thể loại cho web: hoangdieusoctrang.com. Thơ từ, bài viết gởi Ban biên tập theo địa chỉ hoangminhly201@gmail.com. Xin cám ơn.


 





Trong buổi cơm với khách hàng nơi xứ người, phía bạn hỏi tôi về 12 con giáp và vì sao chỉ VN chọn MÈO khác với các nước còn lại chọn THỎ cầm tinh năm 2011 này. Không biết bạn vô tình hỏi chơi hay đánh đố kiến thức mình, tôi vận dụng thông tin gom góp từ nhiều mng cho ra sự tích hỗn hợp như sau để hài lòng bạn:

Ông Trời muốn biên soạn lịch chuẩn, bèn thông báo loài vật dự thi để được chọn làm cầm tinh. Việc thi dễ lắm, con vật nào tới cổng thiên đình trước sẽ được chọn trước.

Trâu vốn cần cù chịu khó, tuy chậm chạp nhưng nhẫn nại ngày đêm không dám nghỉ chân.

Chuột nhỏ con quá, đâu chịu nổi đường xa nhưng có máu ham vui, nhảy lên lưng trâu hưởng chuyến du lịch đường xa miễn phí.

Cọp ỷ mình là chúa sơn lâm, vừa đi vừa gầm thị uy khiến không con vật nào dám qua mặt. Đi một mình thấy buồn, cọp lệnh sư phụ mình là mèo cùng đi cho có bầu bạn.

Rồng cỡi mây phóng một cái là tới nơi, nhưng lkết bạn với rắn (nên có câu rồng rắn) nên phải uốn mình theo rắn lượn qua sông suối núi đồi, bị chậm lại.

Ngựa ỷ mình chạy nhanh, phóng một mình, nhưng nghe hơi, nghe tiếng cọp là run chân quíu vó nên cũng không thể chạy nhanh đúng sức.

Dê, khỉ, gà vốn gần gũi, là bạn bè nhau nên vừa đi vừa trò chuyện, không đi mau được. Bởi chơi chung, lây tính, nên dê và gà hay làm trò khỉ khi gặp giống cái của mình.

Chó chạy cũng khá nhanh, nhưng lỡ chơi chung với chú ủn ỉn chung nhà nên cũng phải chìu bạn, đợi bạn trên đường thi.

Trâu nhẫn nại ngày đêm tới cổng thiên đình sớm nhất. Thấy cổng thiên đình, chuột nổi máu láu cá của mình, chui vô lỗ tai trâu. Trâu nhột, hắt một phát chuột văng vô cổng trời trước bước chân trâu. Chuột đứng đầu bảng, quay qua phân trần với trâu: “ Tại bác mà tôi phải lãnh đầu bảng, tôi bắt đền bác!”. Rõ tính ma mãnh của chuột đã có từ xa xưa, nhưng không biết người và vật, ai lây ai.

Tất nhiên tiếp theo đó là cặp mèo cọp. Mèo tuy làm lớn, nhưng biết tính ác độc của học trò mình nên chùn chân nhường bước, xếp sau cọp.

Rồng trên mấy thấy ngựa chạy nhanh quá bèn dùng chân cắp lấy rắn xông tới cổng thiên đình trước ngựa trong gang tay, buộc ngựa xếp thứ 7.

Bộ ba dê, khỉ, gà tới cùng lượt. Dê cho mình có râu, lớn tuổi ưu tiên vô trước. Gà nhớn nhát thấy bầy gà tơ thiên đình nên lo gáy, khiến khỉ bực dọc giành hạng trước gà.

Chó tính trung thành, hết lòng với heo nên về chậm. Dẫu sao chó có công hơn nên heo hài lòng xếp hạng 12.

Còn vì sao VN có những con vật được chọn không giống các nước khác như cặp TRÂU-BÒ, MÈO-THỎ, DÊ-CỪU, HEO-HEO RỪNG, tôi đã lý giải những tình huống này theo cái tích của nó như sau:

+ Ngày xưa cha ông ta làm lúa nước và chỉ có sức trâu mới hỗ trợ việc đồng áng đáng kể. Công lao trâu to lớn như vậy, đáng được vinh danh trong thập nhị địa chi. Vả lại bò nổi tiếng…ngu thì đứng trong 12 con giáp là thật không hợp l. Lỡ ai sanh ra nhằm năm bò thì mắc cỡ cả đời!

+ Con mèo gần gũi với nhà nhà thôn quê, giúp chủ nhà giữ bồ lúa an toàn. Con mèo có công lớn, còn thỏ chỉ lo phá hoa màu nên chọn mèo là phù hợp hơn.

+ Thời xưa quê ta chưa nhập cảng cừu thì làm sao có cừu đi thi. Trong khi dê lại đầy vườn, cung ứng sữa, thịt và các món nhậu bổ dương thì cừu làm sao có cửa.

+ Tương tự heo nhà dễ thương, là nguồn thực phẩm dự trữ. Thịt heo rừng ngon hơn nhưng heo rừng phá quá, ai chịu xiết. Mà nếu heo rừng dự thi thì heo làm sao hạng chót. Chỉ heo nhà chậm chạp mới có hạng như vậy thôi.

          Tóm lại 12 con giáp VN là rất phù hợp hoàn cảnh VN. Nếu có khác biệt với nước khác do môi trường không giống nhau. Cái giống nhau là con nào cũng …thịt được tất, trừ con rồng! Chuyện cổ tích trên rất phổ biến ở ta, còn bên bạn mù tất. Chắc văn hoá dân gian ta mạnh và phong phú hơn. Nhưng với tôi là bài học kinh doanh đâu chỉ kinh doanh!



Có lão già dê vợ mất sớm, cũng may còn thằng con trai. Thằng con trai, sau khi lập gia đình có một cháu trai, đã bỏ nhà đi du lịch đoàn tụ với mẹ nó.

Lão dê dịch không biết sử dụng tuyệt chiêu nào tán được con dâu, sinh thêm con.

Thằng anh kêu em nó bằng em. Mà em nó lại là em ba nó, nó phải kêu bằng chú. Bởi vậy nó kêu em nó bằng CHÚ EM cho tiện.

Thằng em kêu cha nó bằng cha. Nhưng cha nó là ông nội của anh nó. Nên nó kêu bằng CHA NỘI cho đúng đạo lộn nhào!

Từ đó hai từ CHÚ EM và CHA NỘI có ý nghĩa không hay lắm, cho nên quí vị đừng xài!

THƠ KÝ LỰC


Liên kết web

Đăng nhập



Đang online
Hiện có 51 khách Trực tuyến
Trang liên kết
Tư liệu lịch sử

Đang cập nhật