Get Adobe Flash player
                                             >> Mời quí Cô Thầy và đồng môn Hoàng Diệu góp bài mọi thể loại cho web: hoangdieusoctrang.com. Thơ từ, bài viết gởi Ban biên tập theo địa chỉ hoangminhly201@gmail.com. Xin cám ơn.

 







Kính tặng Thầy
Phan Quang An



 

Dòng sông lớn dần theo năm tháng
Người lái đò tuổi bạc thời gian...


                   Câu thơ của ai đó làm tôi liên  tưởng đến một người thầy.  Ai cũng trải qua một thời đi học, rồi ra đời đi vào cuộc sống, không ít thì nhiều trong mỗi chúng ta vn có nhiều kỷ niệm đáng nhớ về bạn cũ, về mái trường xưa, mà sâu nặng nhất là tình thầy trò thiêng liêng theo ta suốt cả cuộc đời .

        Quê thầy ở Tây Ninh, thầy đến Sóc Trăng năm 1968 và đã chọn đây là quê hương thứ hai của mình, gắn bó cho đến tuổi về hưu. Thầy là một trong những giáo viên hiếm hoi còn bám nghề ở lại xứ Sóc Trăng, sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng. Có l có cái duyên cuộc sống đẩy đưa tình cờ mà tôi và thầy gần gũi nhau nhiều hơn. Khi chưa là học trò thầy, tôi gặp thầy thường đi trò chuyện với những người lớn tuổi trong xóm ở quê tôi, thầy khuyên nên cho em cháu đến trường, ráng học lên trung học, rồi cao hơn nữa, để có điều kiện giúp ích cho đời nhiều hơn. Thời đó ở quê tôi người ta chỉ mong con cháu học biết đọc biết viết là đủ, nên học xong tiểu học là ngh. Nghe lời thầy, nhiều gia đình đã cho con em đi học lại tiểu học, để thi vào đệ thất, tôi may mắn trong số đó. Thời đó chắc không ai phân công thầy , cái tâm nhà giáo trong sáng chỉ lối cho thầy .

        Thầy dạy chúng tôi môn Việt văn ở lớp 9 và môn Triết lớp 12. Có nhiều môn học học sinh ít nhập tâm, với thầy thì khác, thông qua bài giảng thầy đã trao chúng tôi nhân sinh quan về cuộc sống, về tư tưởng dấn thân và nhập cuộc mà sau này nhận ra tôi mới biết rằng thầy có những phương pháp riêng rèn luyện hun đúc chí khí chúng tôi từ thuở nhỏ. Lúc thầy dạy lớp chúng tôi có 42 học sinh thì sau nầy có trên phân nửa trình độ đại học, 2 người trình độ tiến sĩ, họ là những cô thầy giáo, là những doanh nhân thành đạt, là những cán bộ có vị trí cao.... Thầy rất tự hào về chúng tôi, chúng tôi cũng rất vinh dự từng là học trò của thầy.

                 Thầy thường nói:“Hãy đến nghề giáo bằng cái tâm của mình, hoàn toàn tự nguyện và coi đó như một thiên chức. Nghề giáo luôn chỉ đón nhận những tâm hồn biết hy sinh, vượt lên tất cả những nhọc nhằn đời thường đảm nhận thiên chức trách nhiệm của mình mà xã hội, thời đại giao phó”. Phải chăng đây là một lý tưởng sống, một con đường thầy đã chọn bằng cả tâm huyết. Rất nhiều thế hệ giáo viên trong tỉnh từng là học trò và là đồng nghiệp, họ coi thầy như một ch dựa về tinh thần. Năm 1997 thầy được điều về làm Hiệu Trưởng Trường THPT lớn trong tỉnh có số lượng học sinh khá đông, trường cũng có những khó khăn, đặc thù riêng. Nhưng bất kỳ ở đâu, thầy luôn luôn thể hiện hết cái tâm của mình. Tôi được biết nhiều học sinh cá biệt, nhiều phụ huynh chẳng mặn mà chăm lo việc học con cái được thầy hết lòng quan tâm khuyên nh. Thầy luôn biết cách xây dựng phong trào thi đua học tốt, dạy tốt qua nhiều hình thức như việc xây dựng các câu lạc bộ học tập và những kỳ thi Olympia - mở đầu cho các kỳ thi tương tự định kỳ sau này trong tỉnh. Suốt bao nhiêu năm từng thế hệ học sinh tiếp nối đi qua, rời trường tiếp tục học lên đ đạt, ra đời có những đóng góp lớn cho xã hội, trong đó đã phần nào kết tinh công sức mà thầy âm thầm lặng lẽ đóng góp.

             Sứ mệnh một con đò đối với thầy dường như chưa dứt dù người lái đò tuổi đã bạc với thời gian. Sau tuổi hưu thầy làm Phó Chủ tịch Hội Khuyến học của Tỉnh. Công việc của Hội mới hình thành rất bề bộn. Tôi từng gặp thầy và các đồng nghiệp lặn lội về những xã xa xôi, đặc biệt khó khăn ở huyện Ngã Năm xây dựng mạng lưới cơ sở. Có đi với thầy nhiều nơi trong tỉnh, mới thấy cái tình cảm của chính những học trò cũ, những phụ huynh, người dân trong tỉnh dành cho thầy. Hình như người ta đã quen biết thân thiết với thầy đâu hồi xa xưa lắm.

               Phải để lại cho đời một cái gì đó, một việc làm gì đó, thầy thường tâm sự. Ở tuổi thầy vẩn còn hoài bão đang tiếp tục thực hiện. Đó là những tác phẩm biên khảo nhiều mng đề tài về giáo dục mà thầy đã tiêu tốn nhiều thời gian công sức thực hiện. Một đời người có bốn việc làm quan trọng: một nghề nghiệp cống hiến cho xã hội, một mái nhà khang trang, một gia đình hạnh phúc, dạy con cái nên người. Có lẽ đến tuổi về hưu thầy đã làm tốt được ba việc, riêng mái nhà khang trang chắc phải chờ một thời gian nữa. Trong một con hẻm lầy lội ở khu Quang Trung, Phường Tân Chánh Hiệp, quận 12, TP.HCM, thầy về sống chung với vợ và các con trong gian nhà chật hẹp. Thầy không bao giờ phiền hà những khó khăn vụn vặt đời thường. Hôm rồi tình cờ gặp thầy, không có vẻ gì của một dáng dấp một giáo viên hưu trí, thầy khoe rằng sắp đảm nhận hiệu trưởng một trường trung học tư thục. Tôi thật sự cảm phục sự cái nhiệt tâm bao giờ cũng nóng hổi và con đường đang đi như không bao giờ mệt mõi của thầy ...

           Một khoảng thời gian dài gần nửa thế kỷ, biết thầy, làm học trò của thầy, ra đời làm việc gặp gỡ, tôi biết dù hết sức cố gắng tôi cũng không thể nói hết cái đẹp của một con người cả đời tận tụy cho sự nghiệp cao cả. Trong tôi, ấn tượng về thầy luôn sâu sắc, không phai. Có thể thầy chưa nhận được một danh hiệu nào chính thức ngang tầm, nhưng những danh hiệu cao quí nhất, trang trọng nhất dành cho thầy vn mãi trong lòng của nhiều phụ huynh, nhiều thế hệ học sinh trong tỉnh Sóc Trăng suốt 40 năm qua.

 

                                            Sóc Trăng 07/10/2007

                                           Hoàng  Minh (HD 68-75)


Liên kết web

Đăng nhập



Đang online
Hiện có 7 khách Trực tuyến
Trang liên kết
Tư liệu lịch sử

Đang cập nhật